Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Các cường quốc "thách thức" nhau ở Biển Đông?
Mỹ đáng ra muốn trì hoãn triển khai chính sách chuyển hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2014, sau khi nước này hoàn tất kế hoạch rút quân khỏi chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, những hành động khuấy đảo Biển Đông của Trung Quốc từ năm 2008 đã buộc Washington phải sớm “nhảy” vào khu vực.














 



 (Ảnh minh họa)





Sự leo thang trong các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông được xem là sự thách đấu chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ vì nhiều mục đích. Sự thách đấu này khiến Mỹ không thể phớt lờ. Trung Quốc coi đó là bước đầu tiên tiến tới việc tạo thế “cân bằng chiến lược” giữa họ với Mỹ trên sân khấu toàn cầu.

 

Rất dễ nhận thấy, mục đích chính trong “sự thách đấu” của Trung Quốc là buộc Mỹ phải chú ý đến thực tế rằng, sức mạnh được củng cố của hải quân nước họ từ thập kỷ trước đến giờ đã leo lên cấp độ mà ở đó sự thống trị của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương có thể bị thách thức và rằng Trung Quốc cuối cùng có thể gây ra một cuộc xung đột hải quân ở khu vực rộng lớn hơn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

 

Dựa vào đánh giá sai lầm cho rằng Mỹ với các chính sách “tránh nguy cơ” đối với Trung Quốc sẽ chần chừ, ngần ngại trong việc đối đầu với những hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh cảm thấy bạo dạn hơn trong việc thực hiện chính sách “bên miệng hố chiến tranh” trong khu vực. Trung Quốc hy vọng, bằng cách ức hiếp, dọa dẫm, nước này sẽ buộc các nước có tranh chấp ở Biển Đông chấp nhận đường 9 đoạn phi lý của họ, trong đó Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

 

Một mục tiêu khác trong sự “thách đấu” của Trung Quốc ở Biển Đông là tìm cách bôi xấu hình ảnh của cường quốc Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như là một người bảo vệ hay một đối tác an ninh không đáng tin cậy không chỉ với hai nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn với các nước có tranh chấp khác.

 

Mỹ không thể không chú ý đến việc Trung Quốc trong suốt gần hai thập kỷ qua đã ra sức tăng cường sức mạnh quân sự một cách không ngừng nghỉ và rằng một khoảng trống chiến lược đã được tạo ra đặc biệt ở Đông Nam Á khi Mỹ phớt lờ khu vực và bị chìm sâu vào hai cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan.

 

Trung Quốc được cho là luôn có tầm nhìn chiến lược xa và hiểu được môi trường an ninh khu vực trước khi đưa ra bất kỳ một động thái nào nhằm đạt được các mục đích trong chiến lược lớn là tạo thế cân bằng với Mỹ.

 

Vì một lý do nào đó không thể giải thích, Trung Quốc đã tính toán sai quyết tâm của Mỹ cũng như các ưu tiên chiến lược và cam kết của cường quốc này đối với an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là từ năm 2008 trở đi.



Phản ứng của Mỹ và nhiều câu hỏi cần giải đáp

 

Theo tính toán chiến lược của Trung Quốc trong giai đoạn này, cường quốc Châu Á cho rằng, Mỹ đang suy yếu về sức mạnh quân sự, phải đối mặt với những hậu quả đau đớn từ cuộc suy thoái toàn cầu cũng như đang sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan.

 

Bắc Kinh cảm nhận rằng, những nhân tố trên cộng với việc hải quân Trung Quốc ngày càng được hiện đại hóa và được tăng cường sức mạnh sẽ khiến sự thống trị hàng hải của Mỹ bị chế ngự, chính vì thế, Trung Quốc bắt đầu tiến ra Biển Đông với chính sách “bên miệng hố chiến tranh” đầy hung hăng.

 

Các nước có tranh chấp ở Biển Đông rõ ràng chưa phải là đối thủ của Trung Quốc. Vì thế, yếu tố làm thay đổi cán cân ở đây là quyết định chiến lược của Mỹ trong việc công khai tuyên bố chính sách chuyển hướng trọng tâm về Châu Á-Thái Bình Dương.

 

Rõ ràng, Trung Quốc đã liều lĩnh, chơi quá tay do tính toán sai về phản ứng của Mỹ cũng như mối liên kết chặt chẽ, lâu đời về quân sự của Mỹ với khu vực.

 

Không đợi hạn định rút quân ra khỏi Afghanistan vào năm 2014, Mỹ đã nhanh chóng thúc đẩy việc thực hiện Học thuyết Obama về việc chuyển hướng trọng tâm chiến lược vào Châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược này sau đó được chỉnh sửa lại là chính sách tái cân bằng lực lượng Mỹ trong khu vực. Đây chỉ là một cách gọi nhằm làm nhẹ đi vấn đề chứ thực chất đó là “Học thuyết Kiềm chế Trung Quốc”.

 

Chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã định hình rõ nét vào thời điểm này nhưng nhiều vấn đề cần được giải đáp về đường hướng tương lai của Mỹ trong chiến lược đó.

 

Trong việc tái cân bằng cấu trúc an ninh ở Tây Thái Bình Dương – nơi có Biển Đông, người ta đang tự hỏi liệu Mỹ có kế hoạch thiết lập một mạng lưới quan hệ an ninh tương tự như với Nhật Bản và Hàn Quốc hay không? Liệu Mỹ có sẵn sàng bảo vệ các nước có tranh chấp ở Biển Đông trước các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc hay không?

 

Liệu Mỹ có tiến tới việc thiết lập một cấu trúc an ninh toàn diện ở Đông Nam Á để bảo vệ khu vực này khỏi những mối đe dọa hiện tại hay tiềm năng từ Trung Quốc?

 

Các nước Đông Nam Á có nỗi quan ngại về cường độ cũng như sự tồn tại của chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á của Mỹ. Họ sợ rằng, chiến lược đó chỉ là tạm thời. Vậy làm thế nào Mỹ có thể đảm bảo với các nước Đông Nam Á rằng họ có quyết tâm để kiềm chế Trung Quốc ở trong biên giới quốc gia và không để nước này thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự ở khu vực Biển Đông nói riêng và Đông Nam Á nói chung?


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Tháo “ngòi nổ” ở Biển Đông (19-06-2013)
    Tranh chấp trên biển: Đã có bước đột phá? (16-06-2013)
    Nhật Bản muốn dùng Luật biển, TQ lộ điểm yếu, sợ công lý quốc tế  (14-06-2013)
    EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông (18-05-2013)
    Ảnh 32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm quần đảo Trường Sa trong đêm  (12-05-2013)
    Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông (06-05-2013)
    Tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra Trường Sa (06-05-2013)
    “Viện sĩ Oparin” đến Trường Sa Lớn (29-04-2013)
    Yêu cầu Trung Quốc hủy kế hoạch đưa du khách tới Hoàng Sa (12-04-2013)
    LL Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông? (09-04-2013)
    Phản đối tàu hải giám Trung Quốc đóng ở Hoàng Sa (10-03-2013)
    Tàu Trung Quốc lại nghênh ngang ra Biển Đông (28-02-2013)
    Trung Quốc sắp tung 200 tàu cá ra biển Đông (28-01-2013)
    Liên Hợp Quốc bất ngờ can thiệp vào Biển Đông (24-01-2013)
    Trung Quốc quá trắng trợn! (13-01-2013)
    Trung Quốc dọa Việt Nam về Luật Biển, nhưng trấn an thế giới về Biển Đông  (01-01-2013)
    Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ đô la vào Tam Sa, ‘thành phố’ được trao quyền cai quản Biển Đông  (27-12-2012)
    ẤN ĐỘ TRÊN BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG (11-12-2012)
    Việt Nam lập lực lượng tuần tra trên Biển Đông  (04-12-2012)
    Từ hộ chiếu có hình đường chín đoạn, nghĩ về ý thức giáo dục chủ quyền. (28-11-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152858091.